Kết quả tìm kiếm cho "Mặt trận huyện Châu Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4486
Tôi gọi dì bởi dì cũng trạc tuổi mẹ tôi. Qua hai lần gặp - một lần ở bệnh viện khi dì chăm chồng bệnh, một lần tại căn nhà ở phường Rạch Giá, bằng giọng miền Tây chân chất, mộc mạc, dì kể chuyện có đầu có đuôi, có tình tiết đủ để tôi hiểu về cuộc đời một người đàn bà Nam bộ mang cái tên giản dị: Hai Hoa.
Liệt sĩ Ngô Văn Liên (sinh năm 1952), quê ở Nghệ An hy sinh vào tháng 9/1972 ở mặt trận phía Nam, khi đất nước gần giải phóng. Ông ngã xuống ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Một lần nằm xuống, mà hơn nửa thế kỷ sau ông mới có dịp trở về cố hương…
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN nhiều địa phương trong tỉnh An Giang tổ chức các đoàn đến thăm gia đình chính sách tiêu biểu, người có công, thương binh, bệnh binh…
“Dừng lại” trong phạm vi bài viết này bao gồm những người “đứng qua một bên, nhường đường cho lớp cán bộ kế cận tiếp bước” trong hành trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp. Họ ngừng bước, nhìn đồng đội và quê hương mình thay đổi để thích ứng với giai đoạn mới. Hành trình “dừng lại” ấy đã và đang diễn ra, nên câu chuyện vẫn chưa hề mất tính thời sự.
Bão số 3 trở thành một “phép thử” quan trọng, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình chính quyền 2 cấp tại các xã, phường của Hưng Yên khi đây là địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Công an tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình sáp nhập tỉnh, không để xảy ra điểm nóng, tình huống phức tạp. Tội phạm giảm mạnh, nhiều vụ án nghiêm trọng được điều tra làm rõ, góp phần ổn định địa bàn, tạo thuận lợi cho chính quyền mới vận hành hiệu quả.
Bị cụt hai chân, mất ba ngón tay trái sau chiến tranh nhưng ông Mai Văn Thái (61 tuổi) - thương binh hạng 1/4, tên thường gọi Năm Thái, ngụ khu phố Minh Phú, xã Châu Thành (tỉnh An Giang) vẫn sống lạc quan, chăm chỉ lao động. Người lính kiên cường là biểu tượng sống động của ý chí vươn lên giữa đời thường.
Rời quê hương Quảng Ngãi vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp, như một cơ duyên, chàng trai Võ Trung Kiên (sinh năm 1989) tình cờ bén duyên với sưu tập đồ gốm sứ, đặc biệt là sưu tầm lại từng món đồ gốm Châu Ổ cổ xưa được chế tác trên chính quê cha đất tổ của mình.
Diễn ra từ ngày 24-6 đến 7-7, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân (CAND)” lần thứ V, năm 2025 đã khép lại với nhiều dấu ấn sâu sắc. Hơn 600 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 21 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập trong cả nước mang đến 25 vở diễn đã góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc về người chiến sĩ CAND trong chiến đấu, trong đời thường, trong ký ức và hiện thực.
Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa X.
Đã 10 ngày kể từ khi chính quyền địa phương 2 cấp được vận hành đồng loạt. Không thể tránh khỏi lúng túng, bỡ ngỡ ban đầu, bởi tất cả đều rất mới: Tổ chức bộ máy mới, trụ sở mới, nhân sự mới. Tuy nhiên, từng địa phương nỗ lực vượt qua khó khăn, khẳng định sự nhạy bén và thích ứng linh hoạt trong giai đoạn “chuyển mình”.
Có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Giang Thành lúc 7 giờ, ngày 1/7, chúng tôi thấy một số người dân đến đây để làm thủ tục hành chính. Đây là địa phương biên giới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất xã Tân Khánh Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, thuộc huyện Giang Thành cũ. Anh Kiến Văn Nam, ngụ xã Giang Thành đến đây làm thủ tục cấp hộ tịch. Anh Nam cho biết thủ tục được thực hiện nhanh, gọn, các cán bộ niềm nở, nhiệt tình.